Hân hoan Chào mừng Các Bạn đến Website Góc Xây Dựng

Nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tài liệu chuyên nghành xây dựng.

Hân hoan Chào mừng Các Bạn đến Website Góc Xây Dựng

Nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tài liệu chuyên nghành xây dựng.

Hân hoan Chào mừng Các Bạn đến Website Góc Xây Dựng

Nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tài liệu chuyên nghành xây dựng.

Hân hoan Chào mừng Các Bạn đến Website Góc Xây Dựng

Nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tài liệu chuyên nghành xây dựng.

Hân hoan Chào mừng Các Bạn đến Website Góc Xây Dựng

Nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tài liệu chuyên nghành xây dựng.

Saturday, October 27, 2018

MÓNG BĂNG - CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG

I. Cấu tạo
Móng băng là một loại móng được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở, biệt thự, nhà phố.
Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng thường dùng làm kết cấu chịu lực truyền từ ngôi nhà vào nền đất, thường ở các vị trí : dưới tường xây, dưới tường bê tông, dưới dãy cột…
Khi dùng móng băng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa. 
MÓNG BĂNG - CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG

II. Quy trình thi công
Các bước thi công móng băng bao gồm:
1. Chuẩn bị mặt bằng và các công tác chuẩn bị
2. Đào đất hố móng (hoặc san lấp nếu khu vực xây dựng là hồ, hố sâu…)
3. Công tác cốt thép
4. Công tác cốp pha
5. Công tác bê tông
Người làm thi công thì hiển nhiên phải biết quy trình thi công rất rõ để thực hiện. Còn người đo bóc khối lượng, lập dự toán phải nắm vững quy trình thi công để liệt kê danh mục công việc, bóc tách khối lượng, bảo vệ khối lượng…
Chủ đầu tư cần nắm vững mỗi giai đoạn cũng như yêu cầu của từng bước để dễ dàng giám sát cũng như kỹ thuật của đơn vị thi công trong thực tế.
III. Các bước chuẩn bị
1. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và các công tác chuẩn bị:
Trước khi thi công móng băng, việc đầu tiên phải có mặt bằng thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình thi công móng.
Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công bao gồm: vật liệu xây dựng như: thép, đá, cát vàng, xi măng,.... Thông thường, đối với các nhà ở tư các vật liệu xây dựng chủ nhà là bên cần cung cấp và chuẩn bị sẵn. Còn các thiết bị máy móc như máy trộn bê tông, cốp pha, xe vận chuyển... sẽ được đơn vị thi công bao trọn gói và tính trực tiếp vào tiền nhân công. Đối với các công trình vốn nhà nước, thường nhà thầu sẽ mua cả vật tư và huy động nhân lực, máy móc và thiết bị. 
2. Bước 2: Đào đất hố móng, san lấp chuẩn bị mặt bằng:
Công việc tiếp theo của quy trình thi công móng băng là tiến hành đào hố móng hoặc nếu là hồ nước, hố sâu… thì san lấp mặt bằng xây dựng, dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công. Ở bước này, các công việc cần thực hiện như sau:
- Định vị các trục công trình trên khu đất.
- Đào đất hố móng theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định.
- Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng. 
3. Bước 3: Công tác cốt thép
3.1. Yêu cầu chung
Khi tiết hành thi công móng băng, cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nền đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế, làm sạch bề mặt công trường, cốt thép được lắp ráp theo đúng thiết kế nhà đẹp. Trong trường hợp hàn nối thì phải đảm bảo đúng quy định và nên tưới ít nước đề phòng cháy cốp pha. Tiến hành kê thép bằng các cục kê bê tông đúc sẵn.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: 
- Thép được chọn phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn thiết kế, không bị han gỉ.
Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, đầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ.hư theo dõi được tiến độ thưc hiện, các yêu cầu kỹ thuật của đơn vị thi công trong thực tế.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
- Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng.
1.1. Các bước thi công:
- Cắt thép và gia công (uốn) thép
- Đặt thép móng băng
- Đặt thép dầm móng
- Đặt thép chờ cột.
Chú ý khi cắt và uốn thép:
+ Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
+ Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế.
+ Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: hàn nối đảm bảo ≥10d, buộc nối ≥30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch.
+ Các đầu chờ bảo vệ bằng cách bọc túi ni lông. Trước khi ghép cốp pha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.
+ Việc cắt và uốn thép nên thực hiện tại khu đất trống, rộng nhằm bảo đảm sự an toàn cho người thực hiện. Nếu như việc cắt và uốn thép thực hiện ở đường giao thông, những nơi có nhiều người qua lại thì cần chú ý khoảng cách và mức độ an toàn cần thiết.
+ Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.
Móng băng xây dựng:
Cốt thép móng băng thường được lắp đặt trước khi lắp cốp pha và đà giáo. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng tiến hành đặt cốt thép móng băng. Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới hạ xuống hố móng. Nếu mặt bằng hố móng đủ rộng lắp đựng cốt thép ngay trên đáy hố móng, đặt cốt thép chịu lực xuống dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên, dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới. Các con kê lớp bè lồng bảo vệ cốt thép, tùy theo mật độ cốt thép đặt cách nhau 150-200mm theo hai phương.
Móng băng nhà khung:
Móng băng nhà khung có thêm hệ dầm móng ngang và dọc. Nên lắp dựng cốt thép móng ngang và móng dọc trước, điều chỉnh tim móng theo hai phương, bước liên kết chắc chắn các dầm với nhau, đặt con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép rồi mới luồn thép cạnh ngắn, điều chỉnh cho đúng tim và vị trí rồi nối với thép dầm, sau đó rải đều thép phân bố và buộc nó với thép chịu lực. Cuối cùng đặt và định vị thép chờ cột.
1. Bước 4: Công tác ván khuôn (cốp pha)
Do vữa bê tông là đang linh động (chảy, dẻo, nhão) nên phải có ván khuôn để tạo hình kết cấu theo thiết kế. Gia công, lắp dựng cốp pha bao theo hệ cốt thép đã được lắp đặt trước. Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
- Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
- Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
- Cây chông phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chông phải được tính toán cụ thể, gỗ chống phải được chống xuôi chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
- Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
- Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo
 Thi công ván khuôn móng:
- Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
- Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.
Công tác cốp pha hoàn tất, chờ đổ bê tông
1. Bươc 5: Đổ bê tông
Công tác đổ bê tông thực hiện sau khi hoàn thành công tác cốt thép và công tác cốp pha.
Bê tông thi công móng băng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm.
Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn.
Với phần vát (theo bản vẽ mặt cắt) của móng có dạng hình thang, mái dốc nhỏ (để tiết kiệm bê tông), không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Khi thi công dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công. Vị trí đó nên trộn bê tông tương đối khô để tránh khi đầm dễ bị chảy. Nên dùng cái cữ bằng gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra.
Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lệch vị trí.

http://www.gocxaydung.com/
MÓNG BĂNG - CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG
Chú ý trong khi thi công móng băng, không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập nước, trương nở và trộn đầu, làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt là phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm .
Đổ bê tông móng:
Sau khi thi công phải thực hiện tưới nước, dưỡng hộ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Theo yêu cầu kỹ thuật thì phải có quy trình giữ ẩm, dưỡng hộ. Nhưng thường trong thực tế, cứ móng bị khô là tưới nước, đẫm nước.

CÁC BƯỚC THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG

Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án

http://www.gocxaydung.com/
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG

Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp công trình và hình thức thực hiện dự án, quy định về số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:

 1. Thiết kế một bước:
- Là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

2.Thiết kế hai bước:
- Gồm thiết kế cơ sở và thiết bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng

3. Thiết kế ba bước:
- Gồm thiết kế cơ sở , thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp

QCVN 07-10:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang (TT)

- QCVN 07-10:2016/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Wednesday, October 24, 2018

Bài giảng Cấu kiện bê tông

Quy trình sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn; Cách thức chế tạo hỗn hợp bê tông; Công nghệ chế tạo cốt thép; Khuôn tạo hình; Phương pháp tạo hình các cấu kiện...

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

QCVN 07-9:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng (TT)

- QCVN 07-9:2016/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Tuesday, October 23, 2018

QCVN 07-7:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Viễn Thông (TT)

- QCVN 07-8:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình viễn thông”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình viễn thông

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Sunday, October 21, 2018

CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG ĐƠN

Móng đơn là loại móng được nhà dân hay sử dụng, ở vùng đất chịu lực tốt và được áp dụng khá nhiều hiện nay. Hôm nay  xin giới thiệu một cách thực tế nhất để các anh chị đang lên kế hoạch xây nhà có thể hiểu rõ, tính toán được phải chi bao nhiêu tiền cho công tác nền móng này.

1. Móng đơn là gì?

- Móng đơn là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu...
- Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn...
- Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà nhỏ lẻ.
- Móng đơn là là phương pháp tiết kiệm nhất trong các loại móng. Thường được sử dụng nhiều với nền đất tốt, vừa và trung bình, yêu cầu tải trọng thấp.





                                        Hình ảnh móng đơn.


2. Quy trình thi công móng đơn như thế nào?


Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị:

Trước khi thi công, chúng ta cần giải phóng mặt bằng khu đất thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...phục vụ cho quá trình thi công móng đơn.
San lấp mặt bằng, công tác đào đất, định vị:
Định vị các trục công trình trên khu đất
Đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định
Dọn sạch móng vừa đào, hút nước nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng.
Lăm le, đổ bê tông lót móng:
Bê tông lót móng thường được đổ bằng bê tông đá 4x6 M100 hoặc M150

Gia công và thắp đặt cốt thép:

Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc đặt sẵn tại nhà máy đối với một số công trình nhỏ. Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt qua giới hạn cho phép 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
- Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng:
Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Thường cốt thép móng đơn sử dụng cho nhà ở nhỏ lẻ, chiều dài nối >=30d.

Gia công và thắp dựng Ván khuôn móng:

Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cách tính toán khối lượng ván khuôn cho móng đơn.
Đơn giá tham khảo cho công tác ván khuôn móng.
- Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
- Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
- Ván khuôn phải đúng hình dạng và kích thước cấu kiện.
- Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể.( Vấn đề này hơi lý thuyết vì thường ngoài nhà dân hay thi công theo kinh nghiệm)
- Ván khuôn móng đơn được lắp dựng theo phương án ván khuôn treo.
- Hoặc xây tường gạch dày 100.

Công tác đổ bê tông móng:

Cách tính toán khối lượng bê tông cho móng đơn.
Đơn giá tham khảo cho công tác đổ bê tông móng.
Bê tông móng thường được sử dụng là bê tông đá 1x2 mác 200, mác 250 hoặc mác 300.
Bê tông móng đơn được trộn bằng tay.
Lưu ý: trước khi đổ bê tông nên kiểm tra, vệ sinh hố móng để đảm bảo chất lượng bê tông móng.
Sau khi đổ bê tông móng đơn. Ở móng đơn có thêm công tác làm mặt vuốt đỉnh chóp móng. Chúng ta vệ sinh, bảo dưỡng, làm mặt để chuẩn bị cho công tác tiếp theo.

Công tác lấp đất hố móng:

Sau khi đổ bê tông, vệ sinh, làm mặt khoảng 1 ngày chúng ta tiến hành tháo ván khuôn và cho lấp đất hố móng.
Đầm chặt nền đến khi đạt cường độ và chuẩn bị cho công tác tiếp theo.

QCVN 07-7:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình Chiếu Sáng (TT)

QCVN 07-7:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình chiếu sáng”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo các công trình chiếu sáng. Những quy định này áp dụng cho công trình chiếu sáng đường giao thông đô thị, các trung tâm đô thị, điểm dân cư tập trung và không gian công cộng...

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Friday, October 19, 2018

QCVN 07-6:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình Cấp Xăng Dầu, Khí Đốt (TT)

- QCVN 07-6:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp xăng dầu, khí đốt”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình cấp xăng dầu, khí đốt...

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Thursday, October 18, 2018

Những nguyên nhân và cách khắc phục thấm tường nhà

Ngôi nhà là nơi mọi người cư trú và sống trong vòng tay yêu thương của các thành viên trong gia đình. Do đó mà ai trong số chúng ta cũng đều mong muốn sở hữu được 1 ngôi nhà chất lượng và bền vững nhất. Tuy nhiên theo thời gian, các bức tường của căn nhà bạn có thể bị thấm nước do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có khá nhiều cách khắc phục các hiện tượng tường nhà bị thấm nước, tuy nhiên để có cách khắc phục tốt nhất, các bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân tường bị thấm rồi mới đề ra phương pháp chống thấm phù hợp nhất. Chúng ta cũng cần biết rằng, sơn chống thấm dù có công dụng tuyệt vời nhưng chúng chỉ dùng trong tường ngoài, còn tường trong cần sử dụng các biện pháp chống thấm thì mới có thể yên tâm sử dụng được.

Những nguyên nhân và cách khắc phục thấm tường nhà  

Dưới đây là tổng hợp 1 số nguyên nhân cơ bản khiến cho tường nhà bị thấm nước và các biện pháp khắc phục chúng:

Phòng áp mái bị thấm nước

Phòng áp mái bị thấm nước xuất phát từ nguyên nhân sàn bị nứt và nước bị thấm qua sàn. Phương pháp xử lý chống thấm phòng áp mái như sau:

Xử lý chống thấm toàn bộ: Bạn nên chống thấm toàn bộ sàn mái trong trường hợp mái bị nứt nẻ quá nhiều. Dưới đây là quy trình xử lý chống thấm toàn bộ:

- Chuẩn bị bề mặt chống thấm tốt, loại bỏ các vết bụi bẩn và vữa thừa, tạp chất có trên bề mặt sàn, dùng máy mài lắp chổi sắt để đánh bề mặt sàn thật sạch và tạo ma sát cho bề mặt sàn.

- Dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn và tạp chất dính trên sàn.

- Đục bỏ các phàn bám dính hờ, những chỗ lỗ rỗ, túi đá… đục thật sâu và rộng cho đến phần bê tông đặc, chắc.

Với những vết nứt lớn trên bề mặt, hãy trám lại bằng vữa có thêm phụ gia.

- Xử lý chống thấm cục bộ: Chúng ta cần xử lý chống thấm cực bộ đối với những vị trí như cổ trần và hộp kỹ thuật. Các vị trí này sẽ được đục đến sàn bê tông và được vệ sinh, trám cho sạch sẽ và bằng phẳng.

- Xử lý vết thấm do nứt mái bê tông: Nếu trần nhà của bạn không may bị nứt và bị thấm nước, hãy sử dụng phương pháp bơm keo để hàn gắn lại bên tông và đây là cách làm mang lại nhiều hiệu quả cao.

 Tường ngoài nứt rạn làm tường trong bị thấm
Khi tường ngoài rạn nứt làm tường trong bị thấm nước, tùy từng trường hợp mà các bạn sẽ có cách khắc phục hiệu quả nhất

- Trong trường hợp tường ngoài không trát được: Bởi tường ngoài không trát nên chúng rất bị gồ ghề và không bằng phẳng – những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến việc lăn sơn. Lúc này, bạn có thể tìm đến những sản phẩm phun hóa chất có khả năng thẩm thấu sâu vào trong mạch vữa với gạch. Việc sử dụng sản phẩm phun hóa chất chống thấm được đánh giá là phương pháp chống thấm có hiệu quả cực cao hiện nay đối với những bức tường ngoài không trát.


- Trong trường hợp tường ngoài mới chỉ được quét nước xi măng và chưa sơn, lúc này bạn hãy sử dụng những sản phẩm phun hóa chất chống thấm và sơn chống thấm. Các sản phẩm phun hóa chất chống thấm nổi tiếng như Water Seal được đánh giá rất cao vì nó có khả năng thẩm thấu sâu bên trong bề mặt tường, giúp hàn gắn các vết rạn nứt chân chim, từ đó bảo vệ sâu bên trong bức tường hiệu quả và lâu dài hơn rất nhiều so với sơn chống thấm. Trong khi đó, độ bền của sơn chống thấm thông thường chỉ dừng ở mức từ 3 – 5 năm mà thôi.

- Trong trường hợp tường đã được sơn chống thấm nhưng vẫn bị thấm nước: Bạn không nên sử dụng các sản phẩm chống thấm của hãng sơn, thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng.

Thấm chân tường nhà cũ

Những ngôi nhà đã được xây dựng lâu từ 5 – 10 năm trở lên sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng bị thấm nước ở chân tường. Tình trạng này còn xuất hiện nhiều hơn ở những căn hộ chung cư và các ngôi nhà trong khu phố liền kề. Chúng ta có thể kể đến nhiều nguyên nhân khiến cho chân tường bị thấm như: Do nhà cũ khi dây không có dầm bê tông cách ẩm, do nền nhà hàng xóm được tôn lên cao hơn dầm cách ẩm của nhà mình,… Những điều này sẽ khiến cho hơi ẩm cùng nước mưa dễ dàng thấm qua các mạch vữa và gạch cũ gây nên hiện tượng bong tróc sơn và nấm mốc

Những nguyên nhân và cách khắc phục thấm tường nhà  

Xử lý chống thấm trong trường hợp này như sau: Những phương pháp cơ bản như sử dụng sơn chống thấm, đục vữa trát lại cho tường cao lên, ốp gạch chân tường đều không đem lại nhiều hiệu quả trong trường hợp này. Bởi lúc này, bản chất của vấn đề là chân tường đã bị thấm nước do hơi ẩm và nước, do đó mà các phương pháp đó chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn rồi đâu lại vào đó. Thay vào đó, các bạn hãy sử dụng công nghệ bơm hóa chất vào mạch vữa. Đây là công nghệ được sử dụng rất nhiều và thành công tại nước ngoài, đem lại hiệu quả chống thấm chân tường rất cao. 

                                                                                                                                                                          theo VLXD.org

QCVN 07-5:2016/BXD: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình Cấp điện (TT)

- QCVN 07-5:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp điện”: Quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo và quản lý vận hành các công trình cấp điện...

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Saturday, October 13, 2018

Tính Toán Thiết Tế Cột Bê Tông Cốt Thép Theo Các Tiêu Chuẩn Hiện Hành

Cột bê tông cốt thép là một loại kết cấu khá phổ biến trong các công trình cầu đường, nhà dân dụng, như mố trụ cầu, tháp trụ cầu dây văng, cột nhà. Bài viết sẽ trình bày các phương pháp tính toán thiết kế cột bê tông cốt thép và khảo sát sự thay đổi sức kháng nén của cột bê tông cốt thép khi cường độ bê tông, hàm lượng cốt thép dọc chủ và độ mảnh của cột thay đổi theo các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, nhằm góp phần tìm hiểu cách tính toán thiết kế cột bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn hiện hành nói chung, đặc biệt là theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05.

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

TCXDVN 358:2005 - Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông

 TCXDVN 358:2005 áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm. Ngoài ra tiêu chuẩn còn được áp dụng cho các cấu kiện móng bê tông khác có đặt sẵn các ống đo siêu âm như: giếng chìm, tường trong đất, cọc ba-ret và các móng khối bê tông chôn trong đất.
http://www.gocxaydung.com/
TCXDVN 358:2005 - Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông

Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm là thực hiện phương pháp kiểm tra không phá huỷ cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.

Trong mọi trường hợp khuyết tật của bê tông cọc khoan nhồi hoặc cấu kiện móng được phát hiện bằng phương pháp xung siêu âm cần được hiểu đây là sự cảnh báo hoặc sự xác định gián tiếp về tồn tại khuyết tật trong bê tông. Để khẳng định và đánh giá đặc điểm khuyết tật cần kết hợp thực hiện thêm các phương pháp khác như: khoan lấy mẫu ở lõi bê tông, thí nghiệm nén mẫu bê tông ..

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Link download: Tại đây

Sunday, October 7, 2018

TCVN 2683:2012 - Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu

TCVN 2683:2012 - Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu TCVN 2683:2012 được chuyển đổi từ TCVN 2683:1991.

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản các mẫu đất đá để xác định thành phần, các tính chất vật lý và cơ học khi dùng làm nền và môi trường phân bố công trình xây dựng.

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

Monday, October 1, 2018

Hướng dẫn tính toán khối lượng công việc và lập dự toán công trình dân dụng

1. Yêu cầu chung: Để tính toán, bóc tách khối lượng công việc xây dựng cơ bản cho công tác lập dự toán yêu cầu kỹ sư xây dựng phải nắm chắc: • Thành phần công việc thực và thành phần công việc quy định trong tập đơn giá, định mức... • Biện pháp tổ chức thi công của công trình nói chung và từng loại công việc • Các loại vật liệu cấu thành kết cấu hoặc hạng mục công trình • Phân loại vật liệu • Kích thước hình học của các loại kết cấu, hạng mục • Đơn vị đo cho từng công việc, từng kết cấu, hạng mục ...

Góc Xây Dựng chia sẻ với mong muốn kiến thức sẽ là công cụ hỗ trợ Quý anh em trong quá trình học tập nghiên cứu và làm việc. Hy vọng hữu ích với mọi người, Cảm ơn vì đã ghé thăm Góc Xây Dựng. Dowload tại đây

BẢN VẼ KIẾN TRÚC NHÀ PHỐ 3 TẦNG 6x22M (SƯU TẦM)

Hôm nay Góc Xây Dựng  xin giới thiệu mẫu nhà phố 3 tầng dưới đây hy vọng  hữu ích cho mọi người!


Link dowload bản vẽ kiến trúc: tại đây (file cad)